Bất kỳ đứa trẻ nào cũng luôn yêu thích tìm tòi, khám phá những điều mới lạ. Thí nghiệm cho trẻ giúp kích thích tư duy sáng tạo, khả năng quan sát, phân tích, giải quyết vấn đề, ba mẹ hãy cho con tham gia các thí nghiệm thú vị. Bài viết sau đây, mầm non song ngữ Sunrise sẽ giới thiệu chi tiết các thí nghiệm cho trẻ vừa đơn giản, dễ thực hiện vừa mang lại thật nhiều điều hữu ích cho con. Mời ba mẹ cùng xem nhé!
Các bạn nhỏ vô cùng hào hứng khi bắt tay thực hiện các thí nghiệm khoa học
Thí nghiệm dựng thuyền táo
Các nguyên liệu thông dụng như: Khay nước, quả táo, dao, kéo, giấy, que bằng gỗ hoặc tre, bút chì màu hoặc các vật liệu trang trí. Cách làm theo thứ tự các bước:
– Cắt đôi quả táo, lấy que cắm vào giữa quả táo
– Cắt giấy thành hình cánh buồm và sử dụng bút màu trang trí lên đó
– Dán cánh buồm vào phía trên của cây que. Như vậy bé đã có được chiếc thuyền táo thả xuống nước.
Thông qua thí nghiệm cho trẻ thấy thuyền táo nổi lên mặt nước. Hiện tượng này là do táo có khoảng 25% thể tích là không khí nên có thể giúp thuyền nổi trên mặt nước.
Thí nghiệm STEAM với quả trứng
Ba mẹ chỉ cần chuẩn bị cho bé 1 quả trứng sống và 1 quả trứng chín. Dùng tay xoay 2 quả trứng quay tại chỗ và quan sát. Quả nào quay nhiều hơn là trứng chín còn quả nào chỉ lắc lư là trứng sống. Trứng chín là vật thể rắn nên trọng tâm của nó giữ nguyên. Còn trứng sống thì có chất lỏng bên trong nên trọng tâm bị thay đổi liên tục và khó quay hơn. Đây là cách giúp tập quan sát và học được cách phân biệt trứng chín, trứng sống.
Thí nghiệm đơn giản giúp bé phân biệt trứng sống, trứng chín
Thí nghiệm cho bé mầm non với dầu và nước
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Dầu ăn, màu thực phẩm, cốc nước lọc.
– Đổ nước lọc vào khoảng ½ cốc
– Cho màu thực phẩm vào cốc nước và khuấy đều
– Sau đó đổ dầu ăn vào khoảng nửa cốc còn lại
Bé sẽ quan sát thấy màu thực phẩm hòa tan trong nước, nước và dầu không trộn lẫn vào nhau, dầu không đổi màu, cốc nước lọc tạo thành 2 phần màu rõ rệt. Lý giải hiện tượng này là do nước nặng hơn dầu và không tan trong dầu. Khi trộn lẫn vào nhau, nước và dầu sẽ tách thành 2 lớp rõ rệt.
Thí nghiệm cho trẻ sử dụng các giác quan để phát triển năng lực quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp
Khám phá hiện tượng chìm xuống và nổi lên
Để thực hiện thí nghiệm cho trẻ cần chuẩn bị các loại quả như quả cam, táo, xoài, quýt,… Một số đồ vật như thìa, nĩa, chai nhựa rỗng, chai thủy tinh rỗng,… và chậu nước lớn.
Ba mẹ hướng dẫn bé lần lượt thả các loại quả và các đồ vật đã chuẩn bị vào trong chậu nước và quan sát quả, đồ vật cái nào nổi, cái nào chìm. Bé sẽ rất thích thú khi tìm ra câu trả lời cho hiện tượng đó.
Thí nghiệm cho trẻ pha trộn màu sắc
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 3 cốc nước, 3 phẩm màu: màu đỏ, màu vàng, màu xanh dương. Hòa tan mỗi phẩm màu vào mỗi cốc nước sẽ tạo ra cốc nước màu đỏ, màu vàng, màu xanh. Để có màu tím, cần pha màu xanh dương và màu đỏ. Muốn tạo màu cam thì trộn màu đỏ và màu vàng. Khi trộn màu xanh dương và màu vàng sẽ có màu xanh lá cây.
Thí nghiệm STEAM siêu thú vị về màu sắc dành cho bé
Khám phá cách trồng thực vật từ thùng rác
Mẹ có thể tận dụng các nguyên liệu tưởng chừng bỏ đi để cho bé trải nghiệm mới lạ và nhận về sản phẩm có ích. Chuẩn bị: Phần gốc của cây rau cần tây dài 4cm, cốc, nước, chậu, đất và phân trùn quế.
– Dùng nước rửa sạch phần gốc của rau cần tây
– Đổ nước vào cốc cao khoảng 2cm, cắm phần gốc cây vào cốc nước theo chiều thẳng đứng và đặt ở nơi có ánh nắng mặt trời.
– Tuần đầu, khoảng 2-3 ngày thay nước 1 lần. Khi những lá non đã nhú lên thì chuyển cây vào trồng chậu đất đã trộn phân. Tưới nước đều đặn mỗi ngày. Như vậy phần cuống già sẽ bị héo dần và mầm mới dài ra.
– Khoảng 3-5 tuần sau, khi cây mới cao khoảng 30cm là thu hoạch được.
Thí nghiệm cho trẻ chọc que vào bóng bay
Chỉ với 1 quả bóng, que tre nhọn, dầu hoặc mỡ thực vật. Sau đó thổi quả bóng căng lên ở mức vừa phải và buộc lại. Tiếp đến, dùng que tre nhọn đã nhúng vào dầu hoặc mỡ thực vật đâm từ chỗ đầu quả bóng gần nút buộc đến chỗ đáy.
Bé đã biết vì sao khi đâm que xuyên qua mà bóng vẫn không bị nổ chưa?
Thí nghiệm cho bé mầm non thấy rằng quả bóng không hề bị nổ. Nguyên nhân là do bóng được cấu tạo từ cao su. Các phân tử tạo nên cao su được kết nối thành các chuỗi dài và gắn chặt vào nhau như một tấm lưới. Khi đâm vào phần căng của bóng, chuỗi phân tử bị phá vỡ và sẽ nổ. Nếu đâm vào phần không bị kéo quá căng, chuỗi phân tử tách ra không đáng kể thì bóng sẽ không nổ.
Vừa rồi là những chia sẻ của Sunrise Bilingual Kindergarten về thí nghiệm STEAM cho trẻ. Thông qua đó rèn luyện kỹ năng cho bé, khơi dậy đam mê học hỏi, kích thích sáng tạo hiệu quả. Ba mẹ quan tâm đến chương trình học tại mầm non song ngữ Sunrise vui lòng liên hệ trực tiếp để được tư vấn chi tiết!
———-
? GÓI HỌC BỔNG ƯU ĐÃI ĐẦU NĂM ?
⚡️ CHỌN TRƯỜNG NHƯ Ý – ƯU ĐÃI HỌC PHÍ LÊN ĐẾN 30 Triệu
? TÌM HIỂU VÀ ĐĂNG KÝ TUYỂN SINH TẠI ĐÂY:
? https://tuyensinh.smk.edu.vn/
? https://www.tiktok.com/@mamnonsunrise
———-
?HỆ THỐNG TRƯỜNG SONG NGỮ SUNRISE BILINGUAL KINDERGARTEN – CÙNG CON TỰ TIN KHÔN LỚN
☎️ Hotline: 0888 029 900